Mẫu cửa sổ 1 cánh 2 cánh 4 cánh đẹp


Mẫu cửa sổ 1 cánh 2 cánh 4 cánh đẹp

Cửa sổ là một trong những chi tiết quan trọng của bản thiết kế nhà ở. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Kính cường lực Hà Nội tìm hiểu về công dụng của cửa sổ cũng như những loại cửa sổ được yêu thích trên thị trường.


Cấu tạo chung của cửa sổ

Trước đây, cửa sổ thường được cấu tạo bởi pano gỗ mở quay ra ngoài kết hợp với song sắt với công dụng chủ yếu để che nắng, che mưa và đảm bảo an toàn cho ngôi nhà. Tuy nhiên, đi liền với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đời sống của con người ngày một nâng cao thì những công dụng của cửa sổ cũng giảm đi một phần đáng kể. Thay vì sử dụng những loại cửa sổ truyền thống thì ngày nay, người ta đã quan tâm hơn đến việc ứng dụng loại cửa sổ hiện đại có thể thay thế hữu hiệu, đồng thời đáp ứng được yếu tố tiện nghi, thoải mái trong xã hội phát triển.


Cửa sổ hiện đại có cấu tạo cơ bản bao gồm:
Hộp kính (với các loại kính cường lực, kính an toàn, kính cản nhiệt) được bơm khí trơ.
Hệ gioăng kép và hệ phụ kiện kim khí đồng bộ với chốt đa điểm, bản lề, khóa chuyên dụng giúp đóng mở cửa đa chiều, điều chỉnh 3D giúp cho cửa có độ kín khít cao.
Thanh profile (gồm khuôn cánh, khuôn cửa và đố) có thể được làm từ các vật liệu khác nhau như: uPVC định hình, nhôm, trong gỗ - ngoài nhôm hoặc hoàn toàn bằng gỗ.
Công dụng của cửa sổ hiện đại

Cấu tạo của cửa sổ hiện đại là thành quả của những tiến bộ xây dựng, nó cho phép cửa hiện đại vừa có tính năng che nắng, che mưa, chống đột nhập vừa có thể chống bụi, chống ồn và cách nhiệt. Cụ thể như sau:


Chống đột nhập:

Thay vì sử dụng song sắt giữa hai lớp cửa như nhiều năm về trước, ngày nay, các gia đình chủ yếu ứng dụng hộp kính được làm từ kính cường lực và kính an toàn với độ an toàn cao để có thể bảo vệ tốt cho ngôi nhà. So với những loại kính thông thường có cùng kích thước và độ dày, kính cường lực có khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao gấp 4-5 lần, vì vậy, nó rất chắc chắn và bền bỉ với thời gian. Trong trường hợp bị vỡ, kính an toàn với lớp film dán sẽ giữ cho các mảnh vỡ vẫn đứng vững trong khuôn cửa chứ không bị rơi ra ngoài, chính vì vậy khả năng bị đột nhập là rất khó.
Che nắng chiếu vào nhà:

Ngày nay, các gia đình thường sử dụng rèm phía bên trong cửa sổ, có tác dụng điều chỉnh ánh sáng khi cần thay vì phải sử dụng pano bên ngoài. Nếu muốn tăng thẩm mỹ cho căn phòng, bạn có thể chọn loại rèm có màu sắc hài hòa với nội thất và sơn tường của căn phòng.
Ngăn nước mưa rò rỉ vào nhà:

Với cấu trúc hệ gioăng kép chuyên dụng kết hợp cùng chốt đa điểm giúp cho cửa sổ hiện đại có độ kín khít cao. Ngoài ra, khoang trống bên trong thanh profile đóng vai trò cách âm cách nhiệt, đồng thời là rãnh thoát nước (đối với những thanh profile định hình như uPVC, nhôm, nhôm - gỗ) có tác dụng ngăn không cho nước mưa rò rỉ vào nhà.
Lưu thông không khí cho căn phòng:

Với những loại cửa sổ hiện đại, chúng ta không cần phải dùng đến pano hoặc cửa chớp bên ngoài cửa kính như trước đây mà vẫn có thể tăng khả năng lưu thông khí.
Chống bụi, chống ồn và cách nhiệt tốt:

Đây chính là ưu điểm nổi trội nhất của kính cường lực – chất liệu được sử dụng phổ biến để thiết kế cửa sổ. Chức năng này tạo cho chúng ta không gian sống yên tĩnh, thoải mái trong môi trường đô thị ồn ào, khói bụi và tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa làm mát hay sưởi ấm cho căn phòng.
Một số loại cửa sổ được sử dụng phổ biến
Cửa sổ mở hất 1 cánh



Cấu tạo:
Thanh nhựa uPVC (thanh nhựa profile)
Lõi thép gia cường
Kính (kính 5mm; kính dán an toàn: 6,38mm, 8,38mm, 10,38mm; kính cường lực: 5mm, 8mm, 10mm; kính hộp: 5-9-5)
Gioăng cao su: Hệ gioăng kép (gioăng trên khung và gioăng trên cánh)
Phụ kiện kim khí (GQ, GU) bản lề chữ A, thanh chống gió, thanh chuyển động, tay nắm, hệ thống chốt đa điểm…



Đặc tính kỹ thuật:

Bản lề cửa sổ mở hất nằm phía trên, mở cửa với tư thế đẩy cánh lên

Cửa được mở hất ra ngoài với góc từ 15 đến 45 độ

Với những cửa sổ có kích thước lớn, sẽ lắp thêm thanh hạn vị nhằm giữ cho cửa có góc mở cố định khoảng 30 độ, giúp cửa không đóng sập xuống trong quá trình sử dụng.

Hệ thống chốt đa điểm và hệ gioăng kép, tạo độ kín khít và khả năng cách âm, cách nhiệt cao.
Cửa sổ 2 cánh mở trượt



Cấu tạo cửa sổ 2 cánh mở trượt:
Thanh uPVC (Khuôn cửa, khung cánh)
Lõi thép gia cường: 1,2-1,4mm
Kính: kính thường, kính hộp, kính dán an toàn, kính cường lực
Hệ gioăng cao su kép
Hệ phụ kiện kim khí: chốt đa điểm, con lăn, tay nắm, khóa…

Đặc tính kỹ thuật cửa sổ 2 cánh mở trượt:

Mở cửa bằng cách trượt trên các thanh ray (có từ 2-3 thanh ray)

Diện tích mở cửa tối đa =1/2 diện tích khung cửa

Hệ gioăng kép, đảm bảo độ kín khít cao khi đóng mở

Chốt đa điểm có tác dụng chống đột nhập
Cửa đi mở quay 4 cánh



Cấu tạo:
Thanh nhựa uPVC (khuôn cửa và khung cánh)
Lõi thép gia cường
Kính (kính 5mm; kính dán an toàn: 6,38mm, 8,38mm, 10,38mm; kính cường lực: 5mm, 8mm, 10mm; kính hộp: 5-9-5)
Gioăng cao su: Hệ gioăng kép
Phụ kiện kim khí (GQ, GU) tay nắm, khóa (khóa đơn điểm, khóa đa điểm), bản lề 3D, chốt…



Đặc tính kỹ thuật:

Cửa có thể được mở cả 4 cánh, nên tận dụng được tối đa không gian sử dụng

Sử dụng ngưỡng nhôm dưới để giúp cho cửa vững chắc, tạo độ kín khít với cánh cửa

Có hệ thống chốt đa điểm và hệ gioăng kép, bản lề 3D, đảm bảo khả năng cách âm, cách nhiệt và độ kín khít cao

Được làm từ thanh profile có tiết diện chịu lực lớn, vững chắc

Hệ thống chốt đa điểm có tác dụng chống đột nhập cao

0 nhận xét